HƯỞNG ỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 (20/11/1982 – 20/11/2024)

Trang chủ/ THÔNG TIN KT- XH

  28/10/2024     |  Lượt xem 1181   

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

             Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

          Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đồng thời, góp phần giải phóng phụ nữ và xây dựng thể chế gia đình bền vững, từ đó góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.

            Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Luật bình đẳng giới; Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình… mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như: Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.

            Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài xã hội. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của người phụ nữ.

            Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở một số địa phương, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường chưa quan tâm đến công việc gia đình nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều đặt lên đôi vai của người phụ nữ.

             Nguyên nhân trên là do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới. Còn có quan niệm cho rằng, bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Hội phụ nữ Việt Nam và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp. Nhận thức mang tính định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội dẫn đến các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn xảy ra. 

          Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” nhằm huy động sự tham gia mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là nam giới cho mục tiêu bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước những mối đe dọa của thực trạng bạo lực trên cơ sở giới; đồng thời kêu gọi mỗi cá nhân, đặc biệt là nam giới nâng cao nhận thức và chuyển biến mạnh mẽ trong hành động để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bảo vệ hạnh phúc của chính mình, đồng thời, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh, đồng thời, chúng ta cùng hành động, với những thông điệp cụ thể:

1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

2. Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.

3. Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.

4. Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.

5. Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.

6. Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.

7. Bình đẳng giới là chìa khóa để xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

8. Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.

         9. Nam, nữ bình quyền, xã hội phát triển.

10. Ưu tiên nguồn lực cho phụ nữ và trẻ em gái.

11. Nâng cao vai trò của phụ nữ giúp hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

         12. Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.

         13. Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.

         14. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.

         15. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.

         16. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.

         17. Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.

         18. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.

         19. Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái.

         20. Không đổ lỗi cho người bị bạo lực.

         21. Không phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng.

  1. Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.

                  24. Việc nhà không của riêng ai.

     25. Mình là đàn ông, mình không gây bạo lực.

 

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 30287